Những Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Xương Khớp Và Một Số Bí Quyết Giúp Phòng Ngừa

Những Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Xương Khớp Và Một Số Bí Quyết Giúp Phòng Ngừa Đau Nhức Xương Khớp

Đau Nhức Xương Khớp Là Gì ?

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Cơn đau không đơn thuần chỉ do sự thay đổi thời tiết, do ngồi, do làm việc ngồi sai tư thế… mà còn là dấu hiệu của những căn bệnh về xương khớp có thể nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Xương Khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở mọi lứa tuổi từ nhỏ đến người lớn tuổi, nhưng sau là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp: 

  • Người bệnh mắc các những căn bệnh về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, bị viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, đau nhức xương khớp do đau thần kinh tọa…
  • Tuổi tác: Khi về già sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lão hóa xương khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức toàn thân
  • Thừa cân, béo phì: Khiến cho các khung xương không chịu được, gây ra các cơn đau nhức tại khớp gối, khớp háng và vàng cột sống thắt lưng
  • Tư thế sinh hoạt: Khi bạn lao động nặng, khuân vác đồ đạc năng, ngồi học tập và làm việc sai tư thế hay đơn giản nhất là nằm ngủ gối đầu quá cao sẽ dẫn đến những cơn đau nhức thông thường
  • Chấn thương do tai nạn: Tổn thương xương khớp khi té xe, vận động mạnh, chơi thể thao…. là những tổn thương cơ học trực tiếp tại các khớp và mô mềm, về sau sẽ hay bị nhức 

=> Ngoài ra còn có những nguyên khác cũng có thể gây các tình trạng đau nhức xương khớp: Bạn ít vận động, ngồi lì một chỗ không đi lại hay ngủ không ngon giấc, không đủ giấc…

Các đối tượng thường gặp bị đau nhức xương khớp

Với tình trạng đau nhức xương khớp hiện nay, ai cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số đối tượng thường gặp: 

  • Người lớn tuổi
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá
  • Người lao động, khuân vác nặng
  • Người có gia đình có tiền sử về bệnh xương khớp
  • Người có tiền sử chấn thương, gãy xương khớp
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh
  • Người mắc phải các bệnh lý xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp…

Những triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp

  • Khi vận động hoặc di chuyển nhiều thì đau nhức, khi nghỉ ngơi thì giảm nhẹ
  • Cơ đau lây lan sang các vùng xung quanh, gây bầm tím, nhức mỏi
  • Tê bì chân tay, vận động và đi lại khó khăn, dáng đi thay đổi
  • Thường xuyên cảm thấy bị đau nhức tại vùng xương, vùng khớp, cơn đau âm ỉ, dữ dội..

Đau nhức xương khớp nguy hiểm đến thế nào

Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau nhức thì bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc bệnh sẽ càng nặng hơn. 

  • Teo cơ: Người bị đau nhức xương khớp thường bị hạn chế vận động thể chất, hậu quả là cơ thể ngày càng suy nhược, các cơ cũng từ đó mà kém phát triển và teo đi khiến cho vận động lại càng hạn chế.
  • Mất ngủ: Cơn đau dai dẳng, kéo dài nhất là về đêm khi trở lạnh khiến bệnh nhân mất, ngủ suy nhược cơ thể làm cho bệnh càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Mất ngủ kéo dài không chỉ gây hại cho hệ thống xương khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt khác như: thần kinh, tim mạch, hiệu quả…
  • Thay đổi tâm lý: Sự suy giảm khả năng vận động, năng suất làm việc, chi phí điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Đối diện với tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài trong trường hợp nào gây stress, áp lực về lâu dài có thể dẫn đến mất ngủ, lo âu, trầm cảm…
  • Suy giảm miễn dịch: Ăn không ngon, ngủ không yên, ít vận động khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Người bệnh dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn đến từ bên ngoài Dễ gãy xương: Đau nhức xương khớp cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh loãng xương, khi này mật độ calci trong xương giảm thấp dẫn đến xương khá là rỗng, khi vận động mạnh hoặc chấn thương thì xương rất dễ gãy

Điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả

1 .Chế độ ăn uống khoa học 

Người bệnh nên có một chế độ ăn uống hằng ngày hợp lý và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt kiêng cữ những loại thực phẩm sau đây để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh:

  • Kiêng thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…. Những thực phẩm này làm tăng mức độ viêm nhiễm bởi có lượng photpho và axit uric cao.
  • Không ăn nội tạng các loại động vật, chúng làm giảm khả năng hấp thụ canxi, cơ thể, ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Kiêng ăn những đồ chứa nhiều chất béo, đặt biệt như các loại: Chiên, xào, đồ ăn nhanh.
  • Giảm lượng muối và đường trong thức ăn.
  • Tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê

2. Tập thể dục 

Người mắc bệnh xương khớp nên có những bài tập thể dục cho riêng mình. Mỗi ngày dành 20-30 phút vào mỗi sáng để luyện tập thể dục, đi bộ, tập yoga… để giúp người bệnh bớt co cứng cơ, vận động linh hoạt và có nhiều tác động tích cực hỗ trợ chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả.

3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau: Tùy thuộc vào mức độ đau mà bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng giảm đau phù hợp, các loại thuốc giảm đau thường không giúp làm giảm triệu chứng viêm, sưng tấy. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được mua tại nhà thuốc tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của dược sĩ để tránh bị quá liều.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS): Các loại nhóm thuốc này như: ibuprofen, diclofenac có thể làm giảm viêm và đau. Tuy nhiên, sử dụng thường xuyên kéo dài các thuốc NSAIDS làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, suy thận và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thuốc ức chế miễn dịch và corticoid giúp giảm đau nhức xương khớp.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Ví dụ như methotrexate, được kê hơn để làm giảm phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc Corticoid:  Có tác dụng giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên,  cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc này.

Dùng thực phẩm bổ sung để có thể hỗ trợ giúp khớp chắc khỏe

KIỆN AN CỐT – Hỗ trợ giảm đau khớp khô do viêm khớp 

  • Hỗ trợ bảo vệ mô sụn khớp, tăng cường chất nhày dịch khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
  • Hỗ trợ giảm đau khớp, khô khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp

đau nhức xương khớp, kiện an cốt

TPRO SHARK CARTILAGE – Bổ sung các chất hỗ trợ giúp đỡ xương chắc khỏe

  • Với các thành phần chính từ sụn vi cá mập bổ sung dưỡng chất và duy trì sụn khớp khỏe mạnh, giúp các khớp vận động linh hoạt. Ngoài ra, sản phẩm còn giảm quá trình thoái hóa khớp, đẩy mạnh làm lành các tổn thương vận động mạnh như: Chơi thể thao, trật tay do vận động mạnh…
  • Phù hợp hơn với người trên 18 tuổi: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên
  • Với các thành phần chính chủ yếu như: Glucosamine Sulfate, Methylsulfonylmethane, Bột sụn vi cá mập….

đau nhức xương khớp, kiện an cốt, TPRO SHARK CARTILAGE, nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Một số bí quyết giúp phòng ngừa việc đau nhức xương khớp

  • Ăn nhiều cá: Trong một số loại cá có nhiều omega 3 và các acid béo có lợi cho cơ thể có tác dụng giảm viêm, điều hòa miễn dịch. Theo một số nghiên cứu cho thấy người ăn nhiều cá giàu omega-3 có tỉ lệ mắc viêm khớp dạng thấp ít hơn so với người có chế độ ăn bình thường.
  • Kiểm soát cân nặng: Vì khớp gối và bàn chân hỗ trợ nâng đỡ trong lực toàn cơ thể. Để bảo vệ khớp gối lâu dài, cần tránh tăng cân quá mức nhằm giảm áp lực cho các khớp này.
  • Hạn chế việc bị chấn thương: Cẩn thận hơn trong các hoạt động thường ngày và khi chơi thể thao cũng là 1 cách giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp.
  • Bảo vệ khớp: Bằng cách thực hiện các động tác nâng đỡ vật nặng đúng tư thế, ngồi thẳng lưng và xoay cổ 45 phút một lần để thư giãn thường xuyên khi phải ngồi làm việc lâu.

*Nguồn: Dược Phẩm Tín Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *