Ho Khan Và Ho Có Đờm Khác Nhau Như Thế Nào? Và Cách Điều Trị Ho Đúng Cách

Ho Khan Và Ho Có Đờm Khác Nhau Như Thế Nào? Và Cách Điều Trị Ho Đúng Cách

Cùng một triệu chứng ho, nhưng ho khan và ho có đờm sẽ có những nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị khác nhau . Sau đây, hãy cùng Admin nắm rõ hơn sự khác biệt này để có thể điều trị ho đúng cách nhé !!!

Triệu chứng ho khan và ho có đờm khác nhau như thế nào?

Để phân biệt ho khan và ho có đờm chúng ta cần xem xét lại triệu chứng của mỗi loại:

Ho khan là tình trạng ho khô, không có đờm hay chất nhầy, kèm cảm giác ngứa họng. 

Ho có đờm là phản xạ ho có kèm theo dịch nhầy, đờm. Dịch nhầy từ trong đường hô hấp (như mũi, xoang, phế quản, phổi) được tiết ra. Đờm bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Ho có đờm là phản xạ của cơ thể nhằm tống đờm ra ngoài.

Các nguyên nhân gây triệu chứng ho khan và ho có đờm có gì khác:

Nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng ho là do nhiễm trùng đường hô hấp, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân hen phế quản cũng có cả hai triệu chứng ho khan và ho có đờm. Tuy nhiên, ho có đờm thường phổ biến hơn.

Có thể dựa vào tính chất đờm để nhận biết nguyên nhân từng bệnh như:

  • Hen phế quản: Ho khan hoặc có đờm nhầy trong
  • Viêm đường hô hấp do virus: Ho khan hoặc có đờm trong
  • Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: Ho khan hoặc có đờm đục trắng, vàng, xanh
  • Viêm phổi do trực khuẩn lao: Ho khan hoặc có đờm vàng nâu, có thể lẫn máu

Ngoài nhiễm trùng đường hô hấp, một số nguyên nhân khác cũng gây ho, gồm:

  • Do hít phải dị vật đường hô hấp: gây ho khan
  • Do trào ngược dạ dày thực quản: gây ho có đờm
  • Do dị ứng: ho khan, có thể ho có đờm
  • Do thuốc: sau khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, điển hình là các thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril, lisinopril…
  • Do suy tim kèm sung huyết phổi: gây ho khan
  • Do ung thư phổi: gây ho khan, ho có đờm, ho ra máu

Phòng chống ho khan ho có đờm

– Luôn đảm bảo phổi nhận được lượng dưỡng khí đầy đủ, trong lành không ô nhiễm vi khuẩn.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh để ngừa ho khan ho có đờm.

– Tránh tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.

– Sử dụng các loại thuốc ngậm, siro ho thanh đờm để bảo vệ cổ họng trơn tru, không cặn nhầy.

Khi đã xuất hiện ho khan, hoặc ho có đờm cần điều trị để giảm triệu chứng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ hạn chế triệu chứng ho, tuy nhiên xu hướng lựa chọn các siro ho nguồn gốc từ thảo dược được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả. Bởi, bên cạnh việc muốn hạn chế các tác dụng phụ, đặc biệt là kháng sinh, siro ho từ thảo dược không chỉ giúp giảm ho làm dịu cổ họng mà một số thành phần được chiết xuất từ các loại thảo dược như một “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp.
Siro Habee là sản phẩm đảm bảo được đầy đủ sự mong muốn của người dùng. Đây là sản phẩm vô cùng an toàn, hiệu quả, dùng cho cả gia đình, từ trẻ nhỏ tới người già và dùng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú. 
Với công dụng hỗ trợ hạn chế ho nhiều, giúp giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài. Hỗ trợ giảm các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh.

các nguyên nhân gây triệu chứng ho khan và ho có đờm các nguyên nhân gây triệu chứng ho khan và ho có đờmXoá term: ho khan và ho có đờm ho khan và ho có đờmXoá term: phòng chống ho khan ho có đờm phòng chống ho khan ho có đờmXoá term: siro habee siro habee

*Nguồn: Dược Phẩm Tín Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *