Trần Bì – Vị Thuốc Dễ Tìm, Với Nhiều Bài Thuốc Trị Ho Hiệu Quả

Trần Bì – Vị Thuốc Dễ Tìm, Với Nhiều Bài Thuốc Trị Ho Hiệu Quả

Trần bì không phải tên của một loại cây. Đây là tên một vị thuốc từ vỏ cam quýt có tên khoa học là Citri Reticulatae Pericarpium (CRP) – Pericarpium Citri Reticulae (PRC). Những vỏ quýt vứt bỏ đi tưởng chừng vô hiệu nhưng thực sự chúng lại có rất nhiều công dụng trong việc chữa một số bệnh lý ở người được lưu trữ trong Y học cổ truyền như: chữa tiêu chảy, ho có đờm, rối loạn hệ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, trướng bụng,… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.

Trần Bì - Vị Thuốc Dễ Tìm, Với Nhiều Bài Thuốc Trị Ho Hiệu Quả, Tín Phúc Pharma, Trị Ho, Siro ho cảm an nhi, siro ho
Trần Bì – Vị Thuốc Dễ Tìm, Với Nhiều Bài Thuốc Trị Ho Hiệu Quả

Tên gọi 

Tên gọi khác: Quất bì, vỏ quýt, tần hội bì, quảng trần bì 

Họ: Thuộc họ cam (Rutaceae) 

Đặc điểm sinh thái 

Mô tả:

Trần bì là bộ phận vỏ của cây quýt chín vàng đã qua khâu bào chế. Cây quýt là loại cây nhỏ, thân cây dựng đứng, cành có các gai nhọn. Lá cay quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những khẽ lá. Quả màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sù, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.

Nơi trồng:

Cây quýt được trồng rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc. Tại nước ta,  cây quýt được trồng rải rác các tỉnh miền Bắc và miền Nam, nhiều nhất các tỉnh: Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị,…trồng chủ yếu để ăn quả là chính.

Trần Bì - Vị Thuốc Dễ Tìm, Với Nhiều Bài Thuốc Trị Ho Hiệu Quả, Tín Phúc Pharma, Trị Ho, Siro ho cảm an nhi, siro ho
Vỏ quả quýt chín có tính dược phẩm, được bào chế để dùng làm thuốc được gọi là Trần Bì

Bộ phận sử dụng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. 

Bộ phận dùng: Được chế biến bẳng vỏ quả quýt đã chín để bào chế thành thuốc

Thu hái: Thu hái những quả đã chín vàng, thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa xuân và mùa đông (tháng 11 – 1 năm sau).

Chế biến: Dùng tay bóc hoặc dùng dụng cụ để bóc lấy phần vỏ, đem rửa sơ qua nước để loại bớt bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Sau đó đem thái thành từng đoạn nhỏ, rồi đem phơi 2 – 3 ngày nắng cho khô, hoặc đem sấy khô.

Bảo quản: Quất bì được bảo quản trong bọc kín, nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

CÁC BÀI THUỐC TỪ TRẦN BÌ DÀNH CHO NGƯỜI BỊ CẢM, HO 

Bài thuốc từ Trần bì chữa ho do cảm hàn, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản:
  • Dùng quất bì, khương bán hạ mỗi vị 6 gram, 12 gram bạch linh cùng với 4 gram cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước, cho hai lát gừng tươi để chống đau bụng.
  • Dùng quất bì, cát canh và tô diệp mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram cam thảo, sắc để lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc từ Quất bì chữa viêm phế quản mãn tính, ho nhiều đàm:
  • Dùng quất bì, bán hạ, cam thảo mỗi vị 6 gram, 20 gram đương quy, 10 gram bạch linh cùng với 3 lát gừng tươi. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng mỗi ngày.
Bài thuốc từ Trần bì chữa viêm phế quản cấp tính:
  • Dùng 500 gram trần bì, 1000 gram cam thảo cùng với 125 gram cát cánh. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối).
Bài thuốc từ Trần bì chữa ho mất tiếng: 
  • Sử dụng 12 gram trần bì sắc với 200 ml nước. Khi thuốc cạn còn 100 ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Trần bì là vị thuốc thiên nhiên thường dùng phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ về liều, cách dùng cũng như thời gian uống, tránh trường hợp tự ý gia giảm liều lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Và sản phẩm Siro ho cảm An Nhi – Tín Phúc Pharma là sản phẩm có bổ sung bởi các thành phần đến từ tự nhiên vô cùng lành tính như: Cao lá thường xuân, cao hạnh nhân, bao bướm bạc…và đặc biệt chính là cao trần bì, giúp hỗ trợ thanh phế, giảm ho, loãng đờm, làm ấm họng. Ngoài ra sản phẩm còn làm ấm họng, giảm đau rát họng, khản tiếng. 

*Dược Phẩm Tín Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *