Sa Sâm: Loại Nhân Sâm Qúy Mọc Lên Từ Cát 

Sa Sâm: Loại Nhân Sâm Qúy Mọc Lên Từ Cát 

Sa sâm có 2 loại, tuy nhiên chúng đều có công dụng giống nhau. Sa sâm có công dụng: Chữa phế nóng ho khan, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu. Để biết thêm về cách phân biệt và những điểm giống- khác nhau giữa 2 loại dược liệu này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tên thường gọi: Sa Sâm (rễ)

Tên gọi khác: Sa Sâm Bắc, Sâm Cát, Xà Lách Biển…

Đặc điểm tự nhiên:  

Sa sâm là loại cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao cây trung bình từ 15 – 25cm. Rễ mềm, mọc thẳng và có màu vàng nhạt. Thân mọc đối, mỗi đốt có khoảng 2 – 3 đốt.

Lá dài, có lông, có 6 – 7 thùy, dài trung bình 4 – 8cm. Các lá gốc được xếp thành hình hoa thị xung quanh thân cây. Các mép lá không đều và có răng cưa thưa. Hoa mọc ở gốc và cuống ngắn, màu vàng. Quả đóng, hơi thuôn nhọn ở đầu, dài 4 mm.

Sa Sâm Miền Nam 

Chỉ phân bố ở ven biển và các đảo lớn, từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Đồng Nai. Cây cũng được tìm thấy ở các vùng ven biển phía nam Trung Quốc (đảo Hải Nam), Ấn Độ, Ai Cập và một phần của Châu Phi.

Sa Sâm Miền Bắc

Có nguồn gốc từ Đông Á, nó được trồng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản. Đầu những năm 1960, cây được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, cây trồng tại Trại cây thuốc Sapa (Viện Nghiên cứu cây thuốc) đã thích nghi và cho quả, hạt già rơi xuống đất tự nảy mầm. Tuy nhiên, gần đây cây bị mất giống do không được chú trọng nghiên cứu và phát triển.

Các Bài Thuốc Có Sa Sâm (Rễ)

Trị ho lao, viêm phế quản mã tính

Phối hợp với Tang diệp, Mạch môn đông.

Dùng bài Sa sâm Mạch môn đông ẩm (Ôn bệnh điều biện): Sa sâm 12g, Ngọc trúc 12g, Mạch môn đông 9g, Hoa phấn 8g, Sinh Biển đậu 8g, Tang diệp 8g, Cam thảo 4g, sắc uống.

Nếu ho lâu ngày gia Địa cốt bì 6g.

Điều trị các bệnh viêm nhiễm: 

Có nhiều triệu chứng khô như: Khô họng, khát nước, táo bón, thường phối hợp với mạch môn, sinh khương.

Dùng bài ích phế thang (ôn và chữa): Sa sâm 16g, Sinh địa 20g, Ngọc trúc 12g, Mạch môn 12g, cho thêm đường phèn 20g, sắc uống.

Điều trị ngứa da

Thường dùng phối hợp với Ngọc trúc, Mạch môn.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Sa sâm (Rễ)

Nếu không phải là âm hư phổi táo, ho thuộc hàn thì không nên dùng.

Không dùng chung Sa sâm với Lê lô.

Như các bạn thấy đó Cao Sa Sâm có rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng để nó đạt hiểu quả cao hơn chúng ta phải hợp nhiều thành phần khác. Trong Siro Ho Cảm An Nhi có các thần phần từ thảo dược như: Cao lá thường xuân, cao trần bì, cao hạnh nhân…và đặt biệt là cao sa sâm. Hỗ trợ chức năng giảm thanh phế, giảm ho loãng đờm, làm ấm họng, giảm đau rát họng, khàn tiếng.

sa sâm, dược phẩm tín phúc, tín phúc pharma, siro ho cảm an nhi, giảm ho, giảm loãng đờm, làm ấm họng

*Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *