Lá thường xuân – Dược liệu quý trị ho hiệu quả và an toàn

Mọi người chắc ai cũng đã từng nghe qua các loại thuốc trị ho có thành phần được chiết xuất từ cao lá thường xuân, nhưng chúng ta chắc hẳn vẫn chưa biết chúng như thế nào, có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe ra sao? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây thuốc quý này.

1. Cao lá thường xuân là gì?

Thường xuân – tên khoa học là Hedera helix L., họ ngũ gia bì Araliaceae, có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30m. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng, chăm sóc dễ dàng. Ngoài ra, cây này còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, Dây Nguyệt Quế, Dây lá Nho, Dây lvy, cây Trường Xuân. Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho cho trẻ em rất tốt.

Có nghiên cứu cho rằng lá thường xuân có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra. Lá của cây thường xuân là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc. Các nhà khoa học đã chứng minh trong lá thường xuân có chứa α-hederin có tác dụng long đờm, giảm co thắt phế quản từ đó làm dịu cơn ho. Bên cạnh đó, lá thường xuân còn có hederacosid C, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành α-hederin làm tăng hiệu quả điều trị ho. Cao lá thường xuân chính là dịch chiết từ lá cây thường xuân.

lá thường xuân _ dược liệu quý trị ho
Lá thường xuân _ dược liệu quý trị ho

2. Cao lá thường xuân – Dược liệu quý trị ho hiệu quả và an toàn

Chống viêm và chống oxy hóa

Lá thường xuân có chứa chất oxy hóa saponin
Lá thường xuân có chứa chất oxy hóa saponin

Trong nghiên cứu để đánh giá khả năng chống tiểu đường của dịch chiết lá thường xuân trên chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy lượng đường trong máu chuột đã giảm đáng kể. Khả năng giảm đường huyết này có thể do các chất chống oxy hóa trong lá thường xuân. 

Ngoài ra, trên nghiên cứu về tác động chống viêm ở ống nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận tác dụng chống viêm ở tế bào phổi người. 

Trên một nghiên cứu khác ở chuột về tác động của dịch lá thường xuân trong quá trình đại thực bào, các nhà khoa học đã thấy rằng dịch chiết này ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6. Nhờ đó, quá trình viêm ngừng lại.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cần cần thời gian thực nghiệm trên người để biết được dịch chiết từ lá thường xuân ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chống viêm và chống oxy hóa.

Giảm ho

 

Lá thường xuân hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), đặc biệt là điều trị ho ở trẻ em. Tuy nhiên, những tác dụng này cần nhiều những bằng chứng thuyết phục hơn nữa để có thể đưa dịch lá thường xuân trở thành chỉ định phổ biến hơn.

Khi dùng một mình hoặc kết hợp với thảo dược như mộc anh thảo, cỏ xạ hương, lá thường xuân giúp trị ho trong nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.

Khi nghiên cứu, người ta nhận ra rằng dịch chiết từ lá thường xuân có tác dụng tương tự với acetylcysteine (thuốc long đờm). Do đó, nó có khả năng long đờm tốt, đặc biệt là khi dùng với trẻ em. 

Để xác thực hơn về khả năng điều trị ho cho trẻ em của lá thường xuân, đã có một nghiên cứu thực hiện trên 5000 trẻ bị ho có đờm. Trong nghiên cứu này, các trẻ được cho dùng dịch chiết từ lá thường xuân 2 lần/ ngày. Khoảng 2/3 phụ huynh hài lòng với tác dụng giảm ho của lá thường xuân. 

Ngoài ra, hoạt chất trong lá thường xuân còn kích thích hệ thống beta – adrenergic trong cơ thể, thúc đẩy việc giải phóng epinerphrine, đây là một thuốc giãn phế quản. Nó giúp mở rộng phế quản và tiểu phế quản, từ đó giúp làm tăng lưu lượng khí trong phổi,

Tín Phúc Pharma thấu hiểu cảm giác khó chịu khi ho và nhầm tiếp tục phát huy hiệu quả các thế hệ sản phẩm quen thuộc với người Việt Nam như siro ho HaBee, siro ho cảm An Nhi đang góp phần điều trị các bệnh ho, hen ở trẻ em và người lớn rất hiệu quả và an toàn.

Siro ho Habee
Siro ho Habee
Ho cảm An Nhi
Siro ho cảm An Nhi

**Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *